Việt Nam khai thác gỗ trái phép từ các nước láng giềng

Ảnh: Báo Mới
Tin từ Hà Nội.– Ở khu vực Đông Nam Á, việc mất diện tích rừng tự nhiên chủ yếu là do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, và nhu cầu có thêm đất để sản xuất lương thực và các mặt hàng khác.
Đầu năm 2018, việc theo dõi tiến trình của Chương trình nghị sự 2030 cho các mục tiêu phát triển ở Đông Nam Á đã cho thấy kết quả đáng thất vọng cho Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 15. SDG 15 đo lường mức độ bảo vệ, phục hồi và sử dụng đối với rừng và đất đã trồng rừng.
Báo cáo ghi nhận độ che phủ rừng ở Việt Nam đang được hồi sinh trong vài thập kỷ qua, và đạt 48% vào năm 2017. Theo Asean Post, Việt Nam đã đạt mức độ bao phủ thấp nhất vào năm 1990 ở mức 27%, chủ yếu do phá rừng, chuyển đổi đất rừng thành trang trại. Sự hồi sinh rừng ở Việt Nam là nhờ hành động của chính quyền trong việc hạn chế khai thác và chế biến gỗ để xuất cảng, cũng như các hoạt động tái trồng rừng và tái sinh tự nhiên.
Tuy nhiên, một số người lại gọi sự cải thiện của CSVN là lừa đảo, khi họ khai thác gỗ trái phép từ các nước láng giềng, đặc biệt là Lào và Cambodia. Trong thời gian qua, độ che phủ rừng ở Cambodia giảm đi theo mức đáng báo động, với 2.06 triệu ha cây che phủ biến mất từ năm 2001 đến 2017. Điều này tương đương với mức giảm 23% so với năm 2000. Ngay cả trong các khu vực rừng được bảo vệ, trong cùng thời kỳ, Cambodia đã mất 15% diện tích rừng so với năm 2000. (BBT)