Trước những thách thức về khí hậu, nông dân trồng lúa Việt Nam chuyển sang nuôi tôm

Trong nhiều năm, bà Tạ Thị Thanh Thủy làm việc chăm chỉ trên mảnh đất nằm giữa sông Mekong và Biển Đông, vùng đất được nhiều người biết đến như vựa lúa của Việt Nam, để trồng loại cây được đánh giá cao này. Nhưng bà Thủy, cùng với nhiều người hàng xóm của bà, hoàn thành việc chuyển đổi sản xuất – sang tôm – một sự chuyển đổi khó có thể xảy ra trước đây, được thúc đẩy bởi ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu.
Khi nước biển dâng cao làm tăng đáng kể độ mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xu hướng nuôi tôm trong các ao được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành hải sản của Việt Nam. Nhà cầm quyền cộng sản đặt mục tiêu đầy tham vọng là tăng gấp đôi lượng xuất cảng tôm từ mức hiện tại lên 10 tỷ mỹ kim vào năm 2025 và nông dân vùng Đồng bằng hưởng được nhiều quyền lợi khác, bao gồm một số khoản vay ưu đãi.
Tình trạng gia tăng nước biển ở khu vực đồng bằng trở nên trầm trọng hơn do việc xây dựng một số đập thủy điện ở thượng nguồn, khiến lưu lượng nước ngọt suy giảm hơn nữa. Ông Dương Minh Hoàng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông của tỉnh, cho biết ít nhất một phần ba diện tích trồng lúa dọc theo bờ biển dài 72 km của tỉnh Sóc Trăng bị nhiễm mặn trong vài năm qua. Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ ba thế giới, nhưng doanh thu từ việc xuất cảng tôm vượt qua thu nhập từ gạo kể từ năm 2013 và vẫn đang tăng nhanh.