TRẺ EM LGBTQ+ VÀ HỌC SINH GỐC PHI CHÂU CẢM THẤY BẤT AN KHI PHE BẢO THỦ NHẮM VÀO TRƯỜNG HỌC

Lần đối mặt đầu tiên với nạn phân biệt chủng tộc mà cô Harmony Kennedy có thể nhớ được là ở trường tiểu học. Trên sân chơi, một bé gái đã nhặt một chiếc lá và nói rằng cô bé muốn “chùi sạch bùn đất” khỏi da của cô Harmony. Vào năm lớp sáu, một cậu bé đã vất rác trên sàn và bảo cô nhặt lên, “vì mày là nô lệ”. Cô đã vô cùng chấn động – chưa từng có ai nói những lời này với cô trước đây. Khi các cuộc biểu tình vì công lý chủng tộc nổ ra vào năm 2020, các học sinh da trắng tại trường trung học Tennessee của cô đã quỳ gối trên hành lang và hô vang “Black lives matter!” bằng giọng điệu giễu cợt. Khi nhìn thấy những học sinh này chỉ bị phạt nhẹ, cô lại càng thêm phẫn nộ. Vì vậy, khi Tennessee bắt đầu thông qua luật có thể hạn chế việc thảo luận và giảng dạy về lịch sử, bản dạng giới và chủng tộc của người gốc Phi Châu trong lớp học, cô Harmony đã cảm thấy vô cùng kinh hoàng – như thể người lớn đang ra hiệu rằng loại hành vi thiếu hiểu biết này là có thể chấp nhận được. Luật này có phạm vi rất rộng, nhưng đối với cô, tác động tiềm ẩn là rất lớn. Khi các chính trị gia bảo thủ và các nhà hoạt kêu gọi giới hạn việc thảo luận về chủng tộc và giới tính, một số sinh viên nói các biện pháp nhắm vào các khía cạnh bản sắc đã khiến họ ít được chào đón hơn ở các trường học ở Hoa Kỳ – nơi mà tất cả trẻ em đáng lẽ phải cảm thấy an toàn.