Phóng phi thuyền tìm kiếm sự sống trên Sao Hoả

Baikonur, Kazakhstan. (Reuters) – Hôm nay, một phi thuyền chung giữa Liên Âu và Nga đã được phóng lên không gian từ trạm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan.
Phi thuyền sẽ vượt không gian trong thời gian 7 tháng để tới sao hỏa tìm kiếm dấu hiệu của sự sống. Phi thuyền là một phần trong chương trình ExoMars, nhằm làm cho con người biết rõ nhiều hơn về sao hỏa. Phi thuyền được trang bị phương tiện thăm dò bầu khí quyển hỏa tinh, theo dõi các chất khí như methane có quan hệ với sự sống trên quả đất. Phi thuyền sẽ đưa một chiếc xe đáp xuống mặt hỏa tinh để thử nghiệm những kỷ thuật cần thiết cho một chiếc xe tự hành sẽ được đưa lên Hỏa tinh vào năm 2018. Chi phí cho chương trình ExoMars của Cơ quan Không gian Âu châu, kể cả giai đoạn nhì vào năm 2018, là 1.3 tỷ euros, Nga phải trả những chi phí vượt ra ngoài ngân sách nói trên.
Các nhà khoa học tin tưởng khí methane có thể tạo những vi sinh gọi là methanogens, nó có thể đã biến mất cách nay hàng triệu năm nhưng cũng có thể tồn tại trong lớp khí đông đá bên dưới bề mặt hỏa tinh, hay một số vi sinh do khí methane tạo thành vẫn còn sống. Khoa học gia Jorge Vago của Cơ quan Không gian Âu Châu cho biết chương trình ExoMars rất quan trọng.
Trước kia các phi thuyền lên hỏa tinh chỉ đào sâu vào bề mặt sao Hỏa 10 centimetres, nhưng chương trình lần này sẽ đào sâu 2 mét. Đưa xe tự hành đáp xuống hỏa tinh rất khó khăn, Hoa Kỳ hiện có 2 xe tự hành trên sao Hỏa. (Hồng Tú)
(18)
Thế Giới
Tổng thống Pháp kêu gọi Hoa Kỳ duy trì vai trò quốc gia bảo vệ dân chủ
Tỷ phú Jack Ma: các nước cần có kỹ thuật để tránh khỏi sự không chế của Hoa Kỳ
Viện trợ Liên Hiệp Quốc dành cho Syria hạ thấp khi không có giúp đỡ từ Hoa Kỳ
Trung Cộng cảnh cáo sẽ hành động mạnh hơn sau nhiều đợt tập trận gần Đài Loan
Ký giả Cambodia phỏng vấn phe đối lập xin tị nạn tại Hoa Kỳ