NGƯỜI TỊ NẠN VIỆT NAM MONG MUỐN CÓ SỰ ĐẠI DIỆN RỘNG LỚN HƠN TRONG HỆ THỐNG TRƯỜNG HỌC TẠI QUẬN CAM, CALIFORNIA

Tại buổi thảo luận trực tuyến do Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á (SEARAC) tổ chức vào tháng 3, cư dân gốc Việt từ khắp California đã trả lời câu hỏi “họ muốn gì từ chương trình giảng dạy tại tiểu bang?” Theo Prism, một số điều mà cộng đồng người Việt mong muốn bao gồm “tiếp cận các nguồn tài liệu để hiểu rõ hơn về quá khứ của gia đình họ,” “để tìm hiểu về những trải nghiệm sống, đặc biệt là của phụ nữ và thanh niên Việt Nam” và “để dạy cho các thế hệ tương lai về tác động của chủ nghĩa tị nạn đối với rất nhiều khía cạnh của cuộc sống, sức khỏe cộng đồng.” Trong nhiều thập niên, người Mỹ gốc Đông Nam Á đã bị chính gia ở cấp địa phương và tiểu bang quên lãng. Dữ kiện của họ cũng hiếm khi được phân tách khỏi các nhóm AAPI khác, làm mất đi nhu cầu của cộng đồng này và dẫn đến thiếu nguồn lực và hỗ trợ. Một báo cáo năm 2019 do SEARAC công bố cho thấy học sinh người Mỹ gốc Đông Nam Á phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ, khoảng cách trong hỗ trợ liên quan đến văn hóa, bắt nạt, quấy rối, và thách thức giữa các thế hệ ở trường, vì nhiều phụ huynh bị gián đoạn việc học do chiến tranh và tái định cư. Hầu hết học sinh chưa bao giờ được dạy về di sản dân tộc của họ và phải giải thích danh tính của họ với bạn bè. Sự thay đổi bắt đầu vào năm 2018, khi Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn tìm cách khắc phục những khác biệt này bằng cách giới thiệu SB 895, một dự luật yêu cầu phát triển và áp dụng các chương trình giảng dạy về kinh nghiệm tị nạn của người Mỹ gốc Việt.