Liên minh châu Âu chịu áp lực phải cứng rắn hơn về vấn đề nhân quyền của CSVN

Kể từ khi phiên đối thoại nhân quyền với cộng sản Việt Nam bị hoãn vào đầu tháng này, Liên minh châu Âu đang chịu áp lực mới, phải cứng rắn hơn đối với cộng sản Việt Nam, quốc gia được cho là vi phạm vấn đề nhân quyền nghiêm trọng nhất ở châu Á.
Từ khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào năm ngoái, thương mại song phương Việt Nam – EU tăng khoảng 13% vào năm 2021. Hiệp định này được Brussels ca ngợi là “thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký kết với một nước đang phát triển.”
EVFTA được cho là sẽ mang lại những cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam bằng cách yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản thực hiện một số cải cách, đặc biệt là về quyền của công nah6n và mở rộng giám sát đối với các nhóm dân sự. Tuy nhiên tỷ lệ các cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động cao hơn kể từ khi thỏa thuận này được ký kết vào năm 2020. Nhóm giám sát cho biết có ít nhất 207 nhà hoạt động bị bỏ tù và bị bắt làm tù nhân chính trị.
Tiểu ban nhân quyền của Nghị viện châu Âu đã nhóm họp lần đầu tiên để thảo luận về dự thảo Hiệp định Kinh tế và Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA). Hội đồng cho biết sẽ tiếp tục giám sát vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và làm việc với tất cả những người có liên quan.
Bà Maria Arena, chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Nghị viện Châu Âu, cho rằng có rất ít hy vọng phiên họp mới này “sẽ mang lại bất kỳ thay đổi nào nếu Ủy ban Châu Âu tiếp tục dung túng cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm trắng trợn các trách nhiệm và cam kết nhân quyền của mình.”