Dân Hà Nội đổ xô đến Văn Miếu và Quốc Tử Giám cầu may

Ảnh: VNExpress
Vào ngày mùng 3 tết âm lịch, người Hà Nội đổ xô nhau đến khu Văn Miếu và Quốc Tử Giám, không phải để ôn lại thời kỳ thịnh trị của nền học vấn nước nhà, mà chỉ để cầu thần thánh ban vận may.
Nơi đây được cho là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, đào tạo hàng ngàn nhân tài cho đất nước suốt 700 năm hoạt động. Văn Miếu được xây dựng vào đời vua Lý Thánh Tông, năm 1070 và 6 năm sau thì Quốc Tử Giám được thành lập, thoạt đầu chỉ dành cho con của nhà vua và các bậc đại công thần. Cho đến năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng và đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện để thu nhận cả con em thường dân học giỏi. Đến năm 1762, Quốc học viện đổi thành Quốc Tử Giám, tiếp tục là cơ sở đào tạo và giáo dục của triều đình.
Tiếc rằng, trong thời kỳ mạt vận dưới chế độ cộng sản, người Hà Nội đua nhau đến Văn Miếu và Quốc Tử Giám chỉ để … sờ đầu rùa, xoa mình hạc, rải tiền lẻ khắp nơi, cũng như xếp hàng dài mua lấy một tờ thư pháp để cầu xin được thuận lợi trong việc học hành, thi cử.
Theo báo mạng VNExpress, chỉ có du khách ngoại quốc cảm thấy thú vị với các điệu múa dân gian của các đội văn nghệ tại khu vực này.
Những lễ hội ngày nay ở Việt Nam đang thể hiện rõ nét sự xuống cấp về văn hóa đạo đức tại xã hội.
Song Châu / SBTN