Các thợ làm móng tay người Việt tại California đối mặt với thiệt hại nặng nề sau khi bị bỏ rơi trong đợt tái mở cửa

Các thợ làm móng tay người Việt tại California đối mặt với thiệt hại nặng nề sau khi bị bỏ rơi trong đợt tái mở cửa

Khi bà Kathy Phạm, một người tỵ nạn Việt Nam, và đến thành phố San Rafael, California, vào năm 1989, bà mới 18 tuổi và đang tìm kiếm cơ hội. Để kiếm sống, bà Kathy Phạm chuyển sang một công việc mà rất nhiều phụ nữ Việt Nam thế hệ thứ nhất và thứ hai khác ở California tìm đến: nghề làm móng tay.

Bà ghi danh học thẩm mỹ và làm nghề sơn móng kể từ đó. Nghề làm móng tay và móng chân không được trả nhiều tiền, và công việc này đi kèm với nhiều vấn đề đau đầu, chẳng hạn như làm việc nhiều giờ, khách hàng thô lỗ và hóa chất độc hại, nhưng bà Kathy Phạm không có ác cảm với nghề. Dần dần, Bà thậm chí còn trở nên yêu nghề, và cuối cùng làm việc tại một thẩm mỹ viện với những đồng nghiệp tuyệt vời và những khách hàng đối xử với họ như gia đình.

Bà Kathy Phạm, một bà mẹ đơn thân, làm việc bảy ngày một tuần để nuôi ba đứa con. Sau đó, đại dịch coronavirus ập đến, khiến bà Kathy Phạm phải nghỉ việc. Bà Kathy Phạm thất nghiệp trong hơn năm tháng. Và kể từ khi Đạo luật CARES của liên bang hết hiệu lực vào ngày 25 tháng 7, trợ cấp thất nghiệp của bà bị cắt giảm chỉ còn khoảng 100 mỹ kim một tuần, chỉ vừa đủ để sống qua ngày. Việc đóng cửa các tiệm làm móng, và tình trạng giảm thu nhập, gây khó khăn đặc biệt cho những phụ nữ Việt Nam như bà Kathy Phạm.

Theo một nghiên cứu của UCLA Labor Center và California Healthy Nail Salon Collaborative, lực lượng lao động tại các tiệm làm móng ở Hoa Kỳ là 81% phụ nữ và 79% là người nước ngoài. Trong số những người làm móng di dân, khoảng 3/4 là từ Việt Nam.