Báo động đỏ: Xuất khẩu gạo Việt lao dốc!

Năm 2016, nền kinh tế vẫn thường tự hào là “một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới” đã bị giáng một cú điếng người do thói ăn xổi ở thì.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 chỉ đạt gần 4.9 triệu tấn với trị giá 2.2 tỉ USD, giảm đến 26% về khối lượng và giảm đến 21% về giá trị so với năm 2015.
Bối cảnh bị giảm mạnh về xuất khẩu gạo lại cùng lúc với lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2016 cũng giảm mạnh đến 25%, chỉ còn 9 tỷ USD so với 12 tỷ USD “quyết tâm nhận được”.
Trong số ít quốc gia “trung thành” nhập khẩu gạo Việt, Trung cộng vẫn tiếp tục đứng đầu với 36% thị phần. Tuy nhiên xuất khẩu gạo sang thị trường này cũng giảm 21% về khối lượng và giảm 12% về giá trị so với năm ngoái.
Trong khi đó, nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh trong năm 2016 như Philippines (giảm 65%), Malaysia (giảm 48%), Mỹ (giảm 33%), Singapore, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Hong Kong đều đồng loạt giảm tiêu thụ gạo Việt trong năm 2016. Như vậy, sản lượng xuất khẩu gạo cả năm thấp hơn tới 1,6 triệu tấn so với dự báo mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra từ đầu năm.
Câu hỏi đặt ra là vì sao xuất khẩu gạo năm 2016 lại lao dốc đến thế?
Hãy nhìn vào thị trường Mỹ.
Tuy Mỹ chỉ là thị trường chiếm thị phần nhỏ trong xuất khẩu gạo Việt Nam, nhưng lại mang tính quyết định về kiểm định chất lượng, để kết quả kiểm định này luôn ảnh hưởng đến các thị trường nhập khẩu khác.
Từ đầu năm 2016 đã râm ran thông tin về gạo Việt kém chất lượng và có nguy cơ bị Mỹ trả về. Đến giữa năm 2016, thông tin này đã trở thành hiện thực. Một số lô gạo Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đã bị trả về, khiến nhiều chuyên gia trong ngành lo lắng về nguy cơ gạo Việt bị liên lụy khi xuất khẩu vào Mỹ, thậm chí có nguy cơ bị cấm nhập khẩu.
Thông tin từ Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) được VFA dẫn lại cho thấy, chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, đã có 95 container (tương đương với hơn 1,700 tấn) gạo từ Mỹ bị trả về, chủ yếu là gạo thơm jasmine, gạo tấm jasmine, gạo lứt và gạo trắng chất lượng cao.
Cũng theo FDA, tính từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có tổng số 16 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này bị trả gạo về, với tổng số 412 container, tương ứng gần 10,000 tấn gạo.
Theo FDA, có 8 hoạt chất trong gạo Việt Nam khi xuất sang Mỹ vượt mức giới hạn cho phép. Cả 8 hoạt chất này đều có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
Trong năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phải phát đi cảnh báo tới các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ, cần lưu ý trước khi xuất khẩu phải kiểm tra, giám định kỹ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng, tránh để bị nước nhập khẩu trả về.
Nếu lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2016 bị giảm mạnh đã phát ra tín hiệu đảo chiều cho những năm tới, không loại trừ tình hình xuất khẩu gạo Việt cũng sẽ tương tự.
Nếu không kịp thời chấn chỉnh tình trạng gạo kém chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất nhiều hơn nữa thị phần quốc tế và khiến sản xuất trong nước đã khó càng thêm khốn đốn.
Lê Dung / SBTN
(821)
Nhân Vật & Sự Kiện
Thành phố Westminster chống lại đạo luật “Tiểu Bang Trú Ẩn”: góc nhìn từ một người Việt tị nạn (Dân Việt)
Thành Phố Westminster sẽ bảo vệ hay chống di dân? (Đoàn Hưng)
Làm gì khi không thể đấu tranh ôn hòa công khai? (Vũ Thạch)
Chuyến Tây du cấp cao nhạt nhẽo, bẽ bàng! (Bùi Tín)
Ông Trọng muốn vận động Pháp và Đức ‘sớm thông qua EVFTA’? (Phạm Chí Dũng)